Đây là trang viết cá nhân của mình về các vấn đề kỹ thuật điện tử trong lĩnh vực y sinh. Bên cạnh đó là 1 ít kiến thức về lập trình LabVIEW, MCU cơ bản.
Saturday, August 1, 2020
Các website hay về điện tử cần biết
Saturday, July 4, 2020
Mạch khuếch đại đệm
Mạch
khuếch đại đệm
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận các vấn đề cụ thể sau :
-
Mạch khuếch đại đệm là gì ?
-
Tại sao lại phải sử dụng mạch đệm?
-
Sự khác nhau giữa mạch đệm và mạch khuếch
đại đảo đơn vị .
Mạch khuếch đại đệm hay còn gọi là mạch lặp áp hay mạch lặp nguồn , mạch khuếch đại đơn vị hay khuếch đại cách ly .
Vout = Vin .
Độ lợi của mạch Acl = 1 .
Thực ra cách mắc ở đây chúng ta đang lợi dụng 1 tính chất của opamp , đó là sử dụng trở kháng ngõ vào rất lớn của opamp . Nhằm để hạn chế việc bị suy giảm biên độ tín hiệu, cụ thể là tránh làm suy giảm điện áp.
Các bạn hãy xem xét mạch sau để hình dung :
Chúng ta đều biết rằng với bất kỳ 1 thiết bị cấp nguồn thì bản thân nó luôn tồn tại 1 giá trị trở kháng – hay còn gọi là nội trở .
Mọi chyện sẽ không có gì nghiêm trọng nếu nội trở của nguồn bằng 0 hoặc rất nhỏ so với trở kháng của tải .
Nếu nguồn có giá trị nội trở lớn, hay vài kilo-omh thì nó cũng ảnh hưởng đến áp ra ở tải, vậy làm sao để áp ra ở tải đạt giá trị lớn nhất được ?
Ta thử đặt bút tính áp ra trên tải R load như sau, sử dụng cầu chia áp :
Ta thấy rằng để áp trên tải càng lớn thì rõ ràng R load phải càng lớn, lớn hơn rất nhiều so với nội trở nguồn .
Vậy giả sử nếu nguồn tín hiệu thực tế của chúng ta có nội trở khá là cao tầm từ 5k-90komh , mà tải có trở kháng lại quá thấp , làm sao để cách ly và nguồn tín hiệu ra tải ít bị suy giảm biên độ?
Câu trả lời đó chính là mạch đệm , có 2 công dụng :
+ cách ly ngõ vào và ngõ ra .
+đảm bảo nguồn áp ra bằng áp vào , ít bị suy hao biên độ so với tín hiệu gốc .
Bời vì trở kháng ngõ vào của opamp thường rất lớn , dao động trên 10^7 omh .
Mạch khuếch đại đệm được sử dụng rất nhiều trong thực
tế .
Thứ nhất đó là vì tín hiệu ở ngõ ra sẽ bị đảo pha .
Thứ hai, trở kháng ngõ vào của mạch sẽ không còn cao, phụ thuộc vào trở của mạch ngoài. Ví dụ :
Mạch đệm, ở đây do trong spice yêu cầu tại ngõ vào không đảo phải có ít 2 điểm nối nên ở đây mình lấy trở ngoài R_in thay cho nội trở ngõ vào của opamp mong các bạn thông cảm, mạch này không khác với mạch đệm nha!!!
Các bạn có thể thấy rõ ràng, chính vì không biết nên chúng ta đã bỏ qua nội trở của nguồn, dẫn đến hiện tượng sụt áp rất lớn trên trở ngõ vào Ri .
Các bạn hoàn toàn có thể chứng minh để tìm được điện
áp như trên mạch mô phỏng kia .
Hy vọng qua ví
dụ này thì các bạn đã thấy rõ sự khác biệt giữa mạch đệm và mạch khuếch đại đảo.
Chúc các bạn 1 ngày làm việc và học tập hiệu quả!
Thành phố HCM – ngày 4-6-2014 .
Lê Thành Nhân – Bài viết dành tặng đến chú Ngô Bá Trí .
Saturday, May 2, 2020
Cách xử lý lỗi ổ đĩa C bị chiếm quá nhiều dung lượng sau khi cài phần mềm LabVIEW(NI soft takes up too much space on SSD)
Tình hình là máy tính của mình sau 3 năm sử dụng học tập và lập trình thì mình cảm thấy nó khá là đơ cạnh đó, nó còn thường xuyên bị các lỗi lặt vặt. Do đó, vào 1 ngày đẹp trời, mình quyết định cài lại Win.
Mọi chuyện diễn ra khá là bình thường( dân kỹ thuật nên cài win là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa). Tuy nhiên cho đến khi mình thực hiện cài phần mềm LabVIEW vào máy, đang cài ngon lành cành đào thì đột nhiên bị mất điện. Thế là công toi, mình phải cài lại phần mềm từ đầu.
Nhưng sau khi mình cài xong thì mới tá hóa phát hiện ra là.
Như hình các bạn thấy rồi đấy, đó là ổ C của mình đã bị chiếm dụng hết toàn bộ 128GB( Ổ C mình sử dụng loại SSD).
Thật là vô lý, trước giờ máy mình cài LabVIEW, Altium, Matlab, Orcad,... thì 128GB dữ liệu là thoải mái.
Trong khi mình mới cài lại Win và phần mềm này thì không thể nào đầy ổ đĩa được.
Bây giờ thì mình sẽ phải đi tìm nguyên nhân vì sao nhé?
Điều đầu tiên, mình check toàn bộ các folder trong ổ đĩa C, để xem tổng dung lượng là bao nhiêu?
Ctrl + A: Chuột phải chọn Properties thì tổng dung lượng là 69GB.
Tổng dung lượng của ổ C là 117GB( 128GB nhưng chỉ sử dụng được tối đa có nhiêu đây thôi à).
Vậy mình bị mất đến 117-69 = 48GB.
Mình cũng thử kiểm tra luôn với phần mềm LabVIEW full và cài thêm các add ons, tool thì tổng dung lượng lần lượt là:
C:\Program file (x86)/National Instruments: 13.1GB.
C:\NIFPGA: 25GB.
Như vậy tổng cộng LabVIEW full sẽ mất 38.1GB. Thực ra với LabVIEW thì chỉ mất 13GB trở lại thôi, nhưng do mình có sử dụng thêm gói package FPGA nên mới lớn đến nhiều như vậy.
Quay trở lại vấn đề 48GB bị hụt mất, mình đoán khả năng ở các folder ẩn.
Để hiện các folder ẩn, bạn chọn như sau:
Trên Menu bar\Tool\Folder options
Ta sẽ có bảng
Chọn vào ô Show hidden files như hình.
Lúc này, trên explore sẽ có thêm folder ProgramData
Mình kiểm tra dung lượng trên folder này gần bằng với dung lượng bị hao hut kia.
Mình kiếm tra từng folder thì thấy folder C:\ProgramData\National Instruments này là chiếm dung lượng xấp xỉ dung lượng bị mất.
Như vậy khả năng là do khi đang cài phần mềm mà bị mất điện thì lúc này, phần mềm tự back up vào tất cả các data vào đây( lưu ý là mình cài bằng phần mềm online của NI).
Sau khi lọc các folder nào chiếm tài nguyên thì lựa ra được 2 ứng viên sau:
C:\ProgramData\National Instruments\MDF\ProductCache
C:\ProgramData\National Instruments\NI Package Manager\packages
Như vậy đây là thủ phạm rồi.
Nhưng liệu có nên xóa nó được hay không?
Mình có thử tìm kiếm trên trang chủ của NI thì kiếm được link sau:
Link NI
Theo link trên thì nó cho phép có thể xóa được. Do vậy mình mạnh dạn xóa nó luôn, để thử xem phần mềm LabVIEW đang sử dụng có bị lỗi không nhé.
Thử khởi động lại phần mềm LabVIEW để kiểm tra nhé:
Giờ thì tận hưởng với LabVIEW 2019 và LabVIEW Home Community phiên bản free nhé.
Friday, April 17, 2020
Sử dụng thuật toán machine vision để phát hiện bệnh võng mạc do tiểu đường.
1. Khái niệm về bệnh võng mạc do tiểu đường
- Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: là những mạch máu võng mạc bị tổn hại có thể trở nên tắc nghẽn hoặc biến dạng. Dịch, chất béo và protein rò rỉ ra khỏi bên ngoài các mạch máu bất thường. Dịch lỏng đó khu trú trong võng mạc gây ra hiện tượng phù nề, dẫn đến suy giảm thị giác sắc nét cho người bệnh.
- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh là do sự phát triển của các mạch máu cấu trúc bất thường trên bề mặt của võng mạc. Những mạch máu này có thể gây ra tình trạng chảy máu. Bệnh này có thể gây bong võng mạc, là tình trạng tách ra của các lớp võng mạc, đó là một trong những hậu quả nặng nề nhất của bệnh lý võng mạc tăng sinh.
2. Dấu hiệu của bệnh võng mạc do tiểu đường
- Bệnh tăng nhãn áp: Điều này chỉ có thể được chẩn đoán qua máy đo thị lực để xác định áp lực nội nhãn(IOP: Intra Oncular Pressure). Và thông thường để chẩn đoán thì thường phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa cũng như máy móc y tế hỗ trợ.
- Bệnh đục thủy tinh thể: Dấu hiệu nhận biết là mắt bệnh nhân sẽ không nhìn được rõ, thấy mờ và thủy tinh thể của bệnh nhân sẽ bị đục. Để xác định độ đục thì thường sẽ kiểm tra thăm khám mắt bằng bác sĩ chuyên khoa mắt với sự hỗ trợ của kính sinh hiển vi để giúp bác sĩ quan sát.
- Bệnh võng mạc tiểu đường: Võng mạc tiểu đường xảy ra do tình trạng tổn thương mạch máu ở võng mạc mắt. Biến chứng này nguy hiểm và tiến triển phức tạp gây nên các bệnh lý như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Để xác định thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho tiến hành chụp ảnh đáy mắt kết hợp với 1 số phương pháp chẩn đoán khác như chụp ảnh OCT.
Thursday, April 9, 2020
Tìm hiểu lý thuyết về Op-Amp
Tìm hiểu về cách đọc Datasheet
- Đọc phần đến phần overview và đọc những phần quan tâm như tạo thư viện thì quan tâm đến kiểu chân . Việc đọc kiểu chân được quan tâm nhiều nhất khi các bạn phải ngồi thiết kế mạch in ( layout ) .
Thuật toán PID trong ứng dụng điều khiển tự động
Thuật toán PID là 1 thuật toán cổ điển, thường được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng điều khiển tự động chính xác. Những ứng dụng trong...
-
Amplifiers and operation amplifier circuit. 1 . Khuếch đại là gì ? Khuếch đại ở đây có nghĩa là sự phóng đại các tín hiệu đó lên ...
-
Mạch khuếch đại đệm Xin chào các bạn, hôm nay c húng ta sẽ cùng nhau thảo luận các vấn đề cụ thể sau : - Mạch khuếch đại đệm là ...
-
Xin chào các bạn, Tình hình là máy tính của mình sau 3 năm sử dụng học tập và lập trình thì mình cảm thấy nó khá là đơ cạnh đó, nó còn thườ...