1. Khái niệm về bệnh võng mạc do tiểu đường
Biến chứng tiểu đường (BCTĐ) tại mắt được ghi nhận bao gồm tăng nhãn áp cao, đục thủy tinh thể và bệnh lý võng mạc. Các bệnh này cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, ngăn chặn mù lòa. Người bệnh tiểu đường cần lưu ý những sự thay đổi bất thường tại mắt để đi thăm khám.
Bệnh võng mạc do tiểu đường thường phát triển trên những bệnh nhân tiểu đường type 1 hoặc type 2 và tiến triển qua nhiều năm, có hai loại bệnh võng mạc đái tháo đường tiềm ẩn nguy cơ gây mất thị lực, đó là:
- Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh: là những mạch máu võng mạc bị tổn hại có thể trở nên tắc nghẽn hoặc biến dạng. Dịch, chất béo và protein rò rỉ ra khỏi bên ngoài các mạch máu bất thường. Dịch lỏng đó khu trú trong võng mạc gây ra hiện tượng phù nề, dẫn đến suy giảm thị giác sắc nét cho người bệnh.
- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn tăng sinh là do sự phát triển của các mạch máu cấu trúc bất thường trên bề mặt của võng mạc. Những mạch máu này có thể gây ra tình trạng chảy máu. Bệnh này có thể gây bong võng mạc, là tình trạng tách ra của các lớp võng mạc, đó là một trong những hậu quả nặng nề nhất của bệnh lý võng mạc tăng sinh.
2. Dấu hiệu của bệnh võng mạc do tiểu đường
Do biến chứng của bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các hiện tượng:
- Bệnh tăng nhãn áp: Điều này chỉ có thể được chẩn đoán qua máy đo thị lực để xác định áp lực nội nhãn(IOP: Intra Oncular Pressure). Và thông thường để chẩn đoán thì thường phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa cũng như máy móc y tế hỗ trợ.
- Bệnh đục thủy tinh thể: Dấu hiệu nhận biết là mắt bệnh nhân sẽ không nhìn được rõ, thấy mờ và thủy tinh thể của bệnh nhân sẽ bị đục. Để xác định độ đục thì thường sẽ kiểm tra thăm khám mắt bằng bác sĩ chuyên khoa mắt với sự hỗ trợ của kính sinh hiển vi để giúp bác sĩ quan sát.
- Bệnh võng mạc tiểu đường: Võng mạc tiểu đường xảy ra do tình trạng tổn thương mạch máu ở võng mạc mắt. Biến chứng này nguy hiểm và tiến triển phức tạp gây nên các bệnh lý như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Để xác định thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ cho tiến hành chụp ảnh đáy mắt kết hợp với 1 số phương pháp chẩn đoán khác như chụp ảnh OCT.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là ý tưởng của cá nhân mình. Còn việc thực hiện nó như thế nào, giải thuật để xử lý ra sao thì cũng cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn về bệnh lý, cũng như sự hỗ trợ của bác sĩ về dấu hiệu nhận biết.
Tuy nhiên, trong tương lai không xa, công nghệ này có thể sẽ có phát triển mạnh hơn nữa.
< Còn tiếp>
No comments:
Post a Comment